Luật lý lịch tư pháp Việt Nam 2009

20/07/2018

Download toàn văn nội dung Luật lý lịch tư pháp Việt Nam

Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2009   

Tóm tắt nội dung của Luật lý lịch tư pháp

Luật lý lịch tư pháp được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010. Luật Lý lịch tư pháp có 6 chương và 56 điều. Đây là một đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và hoạt động cơ quan tư pháp. Luật Lý lịch tư pháp quy định trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:

1. Các Chủ thể có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp 

  • Công dân Việt Nam, người nước đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân không bị hạn chế về mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Cơ quan tố tụng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã.


 2. Phiếu lý lịch tư pháp

  • Khác với Thông tư 07/1999/TTLT –BTP-BCA của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về vệc cấp phiếu lý lịch tư pháp là chỉ có một loại Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân, còn theo quy địnhtại Điều 41 Luật Lý lịch thì có hai loại Phiếu lý lịch tư pháp: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng.

 3. Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp
Để tạo điều kiện cho cá nhân và cơ quan, tổ chức có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp quy định Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp đều có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp:       
- Công dân Việt Nam mà không xác định nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
  

Sở Tư phápthực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp:
  -   Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú tại Việt nam;
  -   Công dân Việt Nam đang cứ trú tại nước ngoài;
  -    Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

 4.     
Thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1

4.1.  Hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp:
         Tờ khai yêu cầu và kèm theo các giấy tờ: bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy chứng nhận thường trú, tạm trú.
4.2.   Nơi nộp hồ sơ:
      a. Đối với cá nhân:
Công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.  
Để tạo thuận lợi cho công dân, đặc biệt là các trường hợp đi học, lao động, công tác ở xa, Luật Lý lịch tư pháp quy định trường hợp cá nhân không có điều kiện trực tiếp đến làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý 1ich tư pháp thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền phải bằng văn bản, trừ trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con.     

b.  Cơ quan, tổ chức: có yêu cầu cấp Phiếu lý lịchtư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì gửi công văn cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia 

5. Thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2
Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó như họ, tên, giới tính, ngày , tháng, năm sinh , quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đó.

Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, Fax hoặc bằng các hình thức khác nhưng phải có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

6. Thời hạn cấp phiếu Lý lịch tư pháp
         Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài; trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 20 ngày.
Trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tố tụng thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

         So với thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Thông tư liên tịch số 07/199/TTLT-BTP-BCA của Bộ Tư pháp và Bộ Công an thì thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư phát còn 20 ngày, giảm 13 ngày. 

  7. Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: 
        Cá nhân có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải nộp tiền lệ phí cho Nhà nước.
        Một số trường hợp miễn giảm:
        Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật
        Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

  8.   Các trường hợp bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp
       Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp không đúng thẩm quyền;
       Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không giấy ủy quyền theo quy định và không đúng quy định tại Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp;
       Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
       Mặc dù cho đến nay nhiều Bộ, ngành của Trung ương chưa kịp thời ban bành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Tuy nhiên việc Quốc hội Khóa XII thông qua Luật Lý lịch tư pháp là cơ sở để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thống nhật trên toàn quốc tạo tiền đề cho việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tỏ chức nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp trong tương lai./.

 

Cùng danh mục

Thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thái Nguyên

Nghị định Số: 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm: Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định,lý lịch tư pháp,..  

Thủ tục xin cấp lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Hải Phòng

Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình….)